Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020



4 sai lầm của ‘tài mới’ khi lái ô tô số tự động


Khi chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động, không ít “tài mới” thường mắc những lỗi cơ bản về thao tác chân ga, chân phanh, hộp số... gây mất an toàn và dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe.





Thao tác đơn giản, dễ dàng điều khiển giúp ô tô số tự động ngày càng lấn át xe số sàn tại Việt Nam. Trên thị trường hiện nay, nhiều thương hiệu ô tô đang dần loại bỏ các phiên bản xe số sàn để phát triển các bản số tự động đáp ứng nhu cầu người dùng.


Những "tài mới" khi chuyển từ xe số sàn sang ô tô số tự động thường mắc sai lầm
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều “tài mới” vốn đã quen với thao tác lái xe số sàn từ khi học lái, đến lúc chuyển sang ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn và dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe. Dưới đây là 5 lỗi phổ biến nhất được các “tài mới” thú nhận trong những lần đầu lái ô tô số tự động:

Dùng hai chân thao tác ga, phanh

Để đơn giản thao tác, mang lại sự thoải mái cho người lái, xe số tự động đã được loại bỏ chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh. Tuy nhiên, một số lái xe khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga.
Để đảm bảo an toàn, không nên sử dụng cả hai chân để điều khiển phanh, ga
Theo ông Trần Xuân Quyền, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo lái ô tô: “Sai lầm này rất dễ gây ra những tai nạn. Trong những tình huống bất ngờ, theo thói quen phản xạ lái xe thường sẽ đạp cả hai chân nhưng khi đạp mạnh chân ga tác dụng của phanh sẽ giảm rất nhiều, xe không thể dừng như mong muốn”.
Để tránh sai lầm này, khi lái xe số tự động các “tài mới” nên tập thói quen “giải phóng cho chân trái”, chỉ sử dụng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Một số dòng xe số tự động hiện nay có thiết kế phanh đỗ theo kiểu bàn đạp, tài xế nên chú ý không đặt chân trái lên bàn đạp phanh đỗ. Chỉ dùng chân trái để, đạp/nhả chân phanh này khi đỗ xe.

Ham ga mà không rà hờ phanh

Một nguyên tắc góp phần đảm bảo an toàn khi lái ô tô số tự động chính là “không ga thì phanh”. Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này, gây nguy hiểm khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Nên để hờ chân phải trên bàn đạp phanh
Trong một số tình huống bất ngờ muốn hãm tốc, nếu tài xế vẫn để hờ chân phải ở bàn đạp ra, quá trình phản ứng sẽ chậm hơn khi phải chuyển sang bàn đạp phanh. Bên cạnh đó, một số lái xe theo phản xạ rất dễ đạp nhầm ga khiến xe bất ngờ lao lên phía trước.

Chuyển số về N khi xe đang lăn bánh

Khi sử dụng ô tô số tự động, nhiều lái mới thường có thói chuyển số từ D về N như xe số sàn trong các tình huống xe đỗ dốc hay trước khi dừng đèn đỏ. Thao tác này về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số.
Không nên chuyển số về N khi xe đang lăn bánh
Việc chuyển số về N khi xe đang lăn bánh và để cho xe chạy trớn trước, dù theo quan điểm của một số tài xế sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, theo chuyên gia kỹ thuật của Ford: “Khi lái xe chuyển từ D sang N hoặc ngược lại thì các chi tiết bên trong hộp số sẽ thay đổi trạng thái hoạt động. Nếu việc này diễn ra với tần suất cao thì sẽ gây ra sự hao mòn nhanh hơn, đặt biệt là các bộ bố bên trong hộp số. Theo thời gian sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trong sách hướng dẫn sử dụng xe Mazda3, trang 46, mục “Vận hành hộp số tự động” có cảnh báo: “Không được chuyển sang số N trong khi xe đang chạy. Chuyển sang số N trong khi xe đang chạy là nguy hiểm vì khi xe sẽ không thể phanh động cơ khi giảm tốc và có thể dẫn đến chấn thương”

Bỏ quên chế độ chuyển số tay

Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều được tích năng chuyển số tay, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Tuy nhiên, một số “tài mới” vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
4 sai lầm của ‘tài mới’ khi lái ô tô số tự động - ảnh 7
Sử dụng chế độ chuyển số bằng tay khi đi các cung đường đèo dốc
Việc không sử dụng chế độ chuyển số tay cũng được xem là một sai của các lái mới khi đi các cung đường đèo dốc. Bởi nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn. Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng. Việc sử dụng chế độ số bán tự động khi đi đường đèo dốc sẽ giúp người lái chủ động chuyển về các cấp số thấp để tận dụng hãm phanh theo cách phanh động cơ và không cần đạp phanh nhiều.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Thi lấy giấy phép lái xe xe ô tô: Nên thi B1 hay B2?



Thi lấy giấy phép lái xe xe ô tô: Nên thi B1 hay B2?

Việc phân hạng các loại giấy phép lái xe được quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó, GPLX B1 và B2 là 02 hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, GPLX B1 còn được chia nhỏ thành B1 và B1 số tự động.
GPLX hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái xe); Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg hoặc ô tô dùng cho người khuyết tật.
GPLX hạng B1 (hay còn gọi là bằng B1 số sàn/số cơ khí) cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái xe); Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Ảnh minh họa 
Không chỉ khác nhau về loại xe được điều khiển,GPLX B1 và B2 còn khác nhau về thời gian đào tạo, thời hạn sử dụng. 
Cụ thể: Đối với GPLX B1 số tự động, thời gian đào tạo là 476 giờ (lý thuyết: 136 giờ, thực hành: 340 giờ); GPLX B1 số sàn thời gian đào tạo là 556 giờ (lý thuyết: 136 giờ, thực hành 420 giờ).
Riêng GPLX B2, thời gian đào tạo dài hơn: 588 giờ nhưng chủ yếu dài hơn thời gian đào tạo lý thuyết. Thời gian đào tạo lý thuyết GPLX B2 là 168 giờ, thực hành lái xe vẫn giữ nguyên 420 giờ).
Về thời hạn sử dụng, các loại bằng B1 được sử dụng đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. 
Bằng B2 thì không giới hạn về độ tuổi sử dụng nhưng chỉ được dùng trong thời gian 10 năm kể từ ngày cấp. Quá thời hạn sử dụng, lái xe cần gia hạn hoặc thi lại để được cấp bằng mới.
Khi quyết định thi GPLX B1 hay B2, người thi cần căn cứ vào nhu cầu, mục đích, sức khỏe của mình để lựa chọn cho phù hợp. 
Chẳng hạn, đối với người khuyết tật hay đối với phụ nữ hay những người trẻ xác định chỉ lái xe nhà, số tự động thì chỉ cần thi bằng B1 số tự động. 

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Khóa học lái xe bằng B1

Khóa học lái xe bằng B1

Bạn ước mơ được tự lái một chiếc xe ô tô số tự động để chở gai đình mình đi vi vu trên khắp nẻo đường thì hãy bắt đầu thực hiện giấc mơ đó bằng việc học bằng lái xe B1 nhé. Có bằng trong tay rồi thì việc còn lại chỉ là tự tin lái xe mà không lo vi phạm giao thông. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu điều khiển xe số tự động và học bằng lái xe B1 để lấy bằng cho người dân, hiện nay, trung tâm dạy lái xe ô tô Thái Việt đã chính thức áp dụng hình thức dạy học lái xe ô tô cho người học lái xe có nhu cầu học bằng lái xe B1



Điều kiện tham gia học bằng lái xe b1




  • Học viên đủ 18 tuổi trở lên (là công dân Việt Nam)
  • Không có khuyết tật ở bên ngoài cơ thể (không bị mất ngón tay cuối, thiếu 1 phần cơ thể ở tay, và chân)
  • Người có sức khỏe bình thường và đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Hồ sơ thủ tục đăng kí học bằng lái xe b1



  • Hồ sơ đăng ký Học bằng lái xe b1 (trung tâm cấp phát miễn phí)
  • Giấy khám sức khỏe (trung tâm hỗ trợ làm miễn phí)
  • 01 Chứng minh nhân dân (phôtô) không cần công chứng
  • 10 Hình 3 x 4 (phông xanh dương đậm, kích thước 3 x 4 chuẩn quốc tế)

Học phí học bằng lái xe B1 trọn gói, không phát sinh




Để đem lại sự yên tâm cho các học viên khi đăng kí khóa học lái xe bằng b1 tại trung tâm Thái Việt, học phí luôn được công khai minh bạch, bao gồm tất cả các khâu từ đào tạo đến khâu học phí – lệ phí:

  • Học phí : 7.500.000 ĐỒNG/ 1 khóa học trọn gói ( có thể chia nhỏ làm 2 - 3 lần đóng.)
  • Thời gian học: Đúng 3 tháng 15 ngày, thời gian học linh động, tùy chỉnh để thuận tiên theo thời gian của quý khách.

Mức học phí này là trọn gói, chúng tôi cam kết không phát sinh thêm chi phí trong quá trình học cho đến lúc nhận bằng.

Ngoài ra, khi đóng tiền tham gia học bằng lái xe b1, học viên sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ Trung tâm Thái Việt cho khóa học bao gồm :
  • Được phát miễn phí tài liệu và sách đĩa học lái xe ô tô B1
  • Chi phí thuê xe, chi phí học lái và xăng xe học thực hành lái xe B1
  • Sân bãi cho việc ôn thi và ôn tập sa hình .
  • Nước uống và tài liệu sữa chữa.


Thông tin chi tiết về khóa học lái xe bằng b1


Thời lượng học lái xe ô tô là : Ko giới hạn
  • Lý thuyết: Học 3 giờ, học tại 169 Nguyễn ngọc vũ, trung hòa, cầu giấy.
  • Học thực hành: Học trên xe Vios 2017- thời lượng: không giới hạn số giờ
Học thực hành lái xe ô tô bằng B1 luôn có giảng viên theo sát để hướng dẫn học viên cách lái tốt, vượt qua các bài thi sát hạch

Thời gian học bằng lái xe b1 linh hoạt - tùy chọn do học viên sắp xếp, được chia làm 4 giai đoạn :

  • Giai đoạn 1: Học lái xe B1 căn bản (đường trường, sa hình)
  • Giai đoạn 2: Ôn tập số giờ đường trường còn lại của giai đoạn 1 trước khi thi
  • Giai đoạn 3:  Tiếp tục thực hành ôn tập xa hình  tại bãi tập
  • Giai đoạn 4: Ôn tập xe thiết bị tại sân sát hạch Thái Việt

Trung Tâm Dạy Lái Xe Thái Việt luôn luôn để uy tín và chất lượng đào tạo của trung tâm lên hàng đầu, hết lòng vì học viên, hỗ trợ hết mức có thể trong quá trình học và thi của học viên sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn còn băn khoăn không biết học bằng lái xe b1 ở đâu? Hãy nhấc máy gọi điện ngay đến HOTLINE: 1900.0329 để được cung cấp những thông tin đầy đủ về khóa học và các chương trình hỗ trợ hấp dẫn từ trung tâm Thái Việt bạn nhé.
Xem thêm : Lệ phí học bằng B1